Cách pha sơn gỗ công nghiệp có khó không? Các bước sơn bề mặt gỗ sao cho đúng chuẩn là gì? Dưới đây là những lưu ý quan trọng để bạn có thể tạo ra lớp sơn mịn màng, bảo vệ tốt nhất cho các món đồ nội thất. Nội thất Ba Miền sẽ bật mí cho bạn những mẹo sơn hữu ích, giúp bạn dễ dàng tự tay tạo nên những tác phẩm đẹp mắt và ấn tượng trên đồ gỗ công nghiệp!
Sơn gỗ công nghiệp gồm những loại nào?
Sơn PU:
Sơn PU (Polyurethane) là loại sơn hai thành phần được tạo nên từ các phụ gia đặc biệt, nổi bật với nhiều ưu điểm vượt trội. Sơn PU có độ cứng cao, khả năng bám dính tốt trên bề mặt vật liệu, cùng độ bền uốn dẻo linh hoạt. Màu sắc của sơn giữ được độ tươi sáng lâu dài, không phai màu hay ố vàng khi tiếp xúc với tia cực tím và thời tiết khắc nghiệt. Độ bóng của sơn PU cũng rất cao, dễ sử dụng, thích hợp cho việc bảo vệ và trang trí bề mặt gỗ, ván ép, tre, nứa, mây, và cả kim loại. Loại sơn này được phụ nhiều khi làm tủ bếp gỗ công nghiệp như Tủ bếp cánh acrylic.
Sơn gỗ công nghiệp NC 1 thành phần:
Sơn gỗ công nghiệp NC 1 thành phần là dòng sơn chuyên dụng cho các sản phẩm đồ gỗ nội và ngoại thất. Loại sơn này có nhiều ưu điểm nổi bật như chất lượng cao, tiện dụng, dễ trang trí, với bề mặt bóng sáng sau khi sơn. Sơn NC cũng bám dính tốt, mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ mà không lo bong tróc hay rạn nứt. Tuy nhiên, sơn NC không có độ cứng cao như sơn PU, nên chỉ phù hợp cho đồ nội thất vì dễ bị ố vàng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và không chịu được ngoại lực mạnh.
Sơn dầu:
Sơn dầu có thành phần chính từ nhựa alkyd chống gỉ, ở dạng lỏng sệt, mang lại nhiều lợi ích vượt trội. Loại sơn này khô nhanh, có độ bám dính cao và khả năng chống thấm nước, ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc cho bề mặt gỗ công nghiệp. Với màu sắc đa dạng và độ bền cao, sơn dầu là lựa chọn lý tưởng để trang trí nội thất.
Tuy nhiên, sơn dầu chứa nhiều chất gây hại, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nếu không trang bị bảo hộ đầy đủ, người thi công có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.
Sơn Inchem:
Sơn Inchem là dòng sơn cao cấp từ Mỹ, chuyên dùng cho các sản phẩm nội thất gỗ cao cấp. Loại sơn này nổi bật với màu sắc tinh tế, độ trong và độ cứng vượt trội, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế khắt khe. Nhờ những đặc tính này, các sản phẩm hoàn thiện bằng sơn Inchem luôn được đánh giá cao về chất lượng và tính thẩm mỹ.
Sơn Inchem còn có khả năng chống ẩm, chống nước tốt hơn so với nhiều loại sơn khác, mang đến sự bền bỉ lâu dài. Mặc dù quy trình sơn Inchem phức tạp hơn và có giá thành cao, nhưng đây là lựa chọn an toàn, không độc hại, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
Cách pha sơn gỗ công nghiệp
Công thức pha nước sơn PU:
- Pha sơn lót: Trộn theo tỉ lệ 2 phần sơn lót + 1 phần sơn cứng + 3 phần xăng.
- Pha màu: Kết hợp 1 phần sơn cứng + 5 phần xăng + tinh màu (tinh màu gia giảm tùy theo yêu cầu).
- Pha bóng: Trộn 2 phần sơn bóng + 1 phần sơn cứng + xăng (gia giảm xăng để đạt độ loãng phù hợp).
Việc tuân thủ đúng tỉ lệ sẽ giúp tạo ra lớp sơn mịn màng, bóng đẹp và bền màu cho bề mặt gỗ.
Phương pháp sơn pu
Trình tự sơn PU khá đơn giản, tuy nhiên chỉ khi thực hiện đúng các bước thì sản phẩm mới đạt độ mịn và đẹp. Quy trình gồm 6 bước như sau:
Bước 1: Chà nhám và xử lý bề mặt gỗ
Sau khi chà nhám đến độ mịn yêu cầu, bề mặt gỗ cần sạch và nhẵn. Tùy thuộc vào loại sơn có yêu cầu giữ vân gỗ hoặc sơn bóng mà quyết định có cần bả bột hay không. Nếu cần, bột bả thường được chọn màu đen hoặc nâu để làm nổi bật vân gỗ, đồng thời lấp đầy các lỗ nhỏ và khuyết điểm trên bề mặt. Nếu bỏ qua bước này, sẽ tốn nhiều công sức và vật liệu hơn để trám các lỗ hở sau khi sơn.
Bước 2: Sơn lót lần 1
Đây là lớp sơn không màu, thường pha theo tỷ lệ 2:1:3 như đã hướng dẫn. Tỷ lệ này có thể điều chỉnh tùy theo yêu cầu hoặc thêm phụ gia cần thiết để kiểm soát tốc độ bay hơi của sơn. Nếu sơn bay hơi quá nhanh, bề mặt có thể xuất hiện bọt khí, làm mất thẩm mỹ và gây tốn công sửa chữa. Thực hiện tốt bước này sẽ giúp lấp đầy các lỗ nhỏ trên bề mặt gỗ, giảm thiểu chi phí và công sức cho quá trình sơn PU.
Bước 3: Chà nhám và phun lót lần 2
Tiếp tục chà nhám sau lần sơn lót đầu tiên giúp tăng độ mịn của bề mặt, làm cho lớp sơn màu sau đó bám đều và bề mặt trở nên căng mịn hơn. Đây là bước quan trọng giúp tăng độ bền của sản phẩm, và không nên bỏ qua. Tỷ lệ pha sơn lót ở bước này tương tự như bước 2. Thời gian chờ khô từ 25 đến 30 phút.
Bước 4: Phun màu
Quá trình sơn màu thường được thực hiện trong 2 lần. Lần đầu chỉ đạt khoảng 90% độ hoàn thiện. Sau khi lớp sơn khô, sẽ tiến hành sơn lần 2 để tinh chỉnh màu sắc, giúp đạt được độ chuẩn xác 100% và điều chỉnh những chỗ màu chưa đều. Đây là bước quan trọng nhất để quyết định màu sắc và vẻ đẹp cuối cùng của sản phẩm. Khi sơn, nên tránh bụi và chọn thời điểm có không khí ổn định. Khoảng 15 giờ chiều là thời gian lý tưởng, khi nhiệt độ không quá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sơn.
Bước 5: Phun sơn bóng
Sau khi lớp sơn màu đã khô hoàn toàn, tiến hành phun lớp sơn bóng lên bề mặt gỗ. Pha sơn bóng theo tỷ lệ đã nêu trước đó, lớp sơn này có tác dụng tạo độ căng mịn và bóng đẹp cho sản phẩm. Lưu ý, quá trình phun bóng cần thực hiện ở nơi sạch sẽ, không có bụi bặm hay ẩm ướt để tránh làm hỏng lớp sơn. Đảm bảo rằng lớp sơn màu đã khô hoàn toàn, bởi nếu còn ướt, lực phun từ máy có thể làm lớp màu bị lem, gây loang lổ và làm mất thẩm mỹ.
Bước 6: Bảo quản
Sau khi hoàn tất quá trình sơn PU, sản phẩm cần được bảo quản ở nơi khô ráo trong khoảng 12 đến 16 giờ để lớp sơn cứng và ổn định. Dù sơn PU có khả năng chống nước tốt, giúp sản phẩm bóng đẹp và bền bỉ, nhưng bề mặt vẫn có thể bị bám bụi. Do đó, bạn cần thường xuyên lau chùi nhẹ nhàng để duy trì vẻ ngoài sáng bóng của sản phẩm.
Thông tin liên hệ
Mọi ý kiến xin gửi về Nội thất Ba Miền, đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm nội thất phòng bếp, phòng khách hay phòng ngủ. Những sản phẩm như tủ bếp Acrylic với giá tủ bếp cánh Acrylic phù hợp, mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Vẫn phí vận chuyển, giao hàng toàn quốc sẽ giúp bạn nhanh chóng sở hữu sản phẩm mong muốn.