Tủ gỗ công nghiệp sau thời gian sử dụng lâu dài sẽ bắt đầu có dấu hiệu phai màu. Dù là gỗ tự nhiên hay các loại tủ làm từ chất liệu MDF, MFC, ván ép, tất cả đều dần mất đi độ bóng theo thời gian. Bạn hoàn thành giải quyết được tình trạng này. Nội Thất Ba Miền khuyến nghị rằng chỉ cần sơn lại bề mặt tủ, bạn sẽ mang lại vẻ đẹp như mới cho sản phẩm. Hãy cùng bắt tay vào thực hiện công việc này với các bước sơn lại tủ gỗ công nghiệp dưới đây.
Sơn lại tủ gỗ công nghiệp như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sơn
Trước khi sơn, việc đầu tiên cần làm là tháo rời các bộ phận như ngăn kéo, cửa tủ và phụ kiện inox ra riêng biệt. Đối với các phần không thể tháo rời như tay nắm hoặc ray ngăn kéo, hãy dùng băng dính để bọc lại nhằm tránh bị dính sơn, đảm bảo tính thẩm mỹ. Kiểm tra bề mặt tủ gỗ xem có vết nứt hay không, nếu có, hãy trám lại bằng keo bột gỗ trước khi sơn. Sau đó, làm sạch bề mặt tủ bằng vải mềm. Tiếp tục dùng giấy nhám mịn chà nhẹ lên bề mặt để tạo độ bám dính tốt hơn cho lớp sơn. Khi đã chà nhám xong, lau sạch bụi bằng vải mềm một lần nữa.
Bước 2: Sơn lót
Sử dụng chổi sơn, con lăn hoặc súng phun sơn để tiến hành sơn lót đều tay trên toàn bộ bề mặt. Lớp sơn lót này sẽ giúp tạo nền vững chắc, gia tăng khả năng bám dính cho lớp sơn phủ. Thời gian khô của mỗi lớp sơn lót thường khoảng 2 tiếng, nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào loại sơn được sử dụng.
Bước 3: Chà nhám lại bề mặt tủ gỗ công nghiệp
Sau khi lớp sơn lót đã khô hoàn toàn, sử dụng giấy nhám mịn để chà nhẹ tay qua toàn bộ bề mặt đã sơn. Việc này sẽ giúp tạo thêm độ bám dính cho lớp sơn tiếp theo. Sau khi chà nhám, hãy sử dụng vải mềm để lau sạch bụi bẩn, đảm bảo bề mặt sạch sẽ trước khi tiến hành các bước sơn tiếp theo.
Bước 4: Sơn giữa
Lớp sơn giữa có vai trò quan trọng trong việc gia tăng độ dày của lớp sơn và bảo vệ tủ gỗ khỏi trầy xước do va chạm. Để đạt hiệu quả tối ưu, hãy chọn loại sơn giữa tương thích với lớp sơn lót đã sử dụng. Điều này giúp đảm bảo khả năng bám dính cao nhất và tạo nên lớp sơn hoàn hảo.
Bước 5: Sơn phủ bóng hoặc sơn màu
Tiếp theo, dùng chổi sơn, con lăn hoặc súng phun sơn để sơn đều tay lên toàn bộ bề mặt tủ. Lớp sơn phủ này có thể là sơn bóng hoặc sơn màu tùy theo ý thích. Bạn nên sơn từ 1 đến 2 lớp để đảm bảo bề mặt tủ được đều màu, mịn màng và bền đẹp theo thời gian.
Những loại sơn tủ gỗ công nghiệp
Sơn gỗ công nghiệp hiện đang chiếm hơn 80% sự lựa chọn của người tiêu dùng trong lĩnh vực nội thất, đặc điểm là làm tủ bếp như tủ bếp gỗ sồi mỹ, sồi Nga, tủ bếp gỗ xoan đào,… Do đó, nhu cầu sơn hoặc làm mới các sản phẩm nội thất bằng gỗ công nghiệp ngày càng tăng cao. Điều này đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều dòng sơn gỗ công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Dưới đây là 5 loại sơn phổ biến nhất hiện nay.
Sơn PU
PU (Polyurethane) là một loại polymer cứng, bền bỉ và có khả năng co giãn. Sơn PU, thuộc dòng sơn dầu, được tạo ra từ phản ứng giữa isocyanate và acrylic, hay dùng được sơn lên màu gỗ tự nhiên, áp dụng cho những sản phẩm gỗ, tường hay bê tông.
Ưu điểm của sơn PU:
- Độ bền cao: Sơn PU có khả năng chống chịu tốt với các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm và hóa chất, giúp bảo vệ kết cấu bên trong của gỗ.
- Độ bóng vượt trội: Với bề mặt bóng loáng, sơn PU giúp vật liệu luôn sạch sẽ, dễ lau chùi và hạn chế nấm mốc hay mối mọt.
- Khả năng bám dính tốt: Sơn bám chắc vào bề mặt, giữ lớp sơn ổn định và bền màu theo thời gian, không bị bong tróc.
- Tính đàn hồi, chịu lực tốt: Sơn PU có độ đàn hồi cao, giúp bảo vệ bề mặt vật liệu trước các va chạm, giảm thiểu trầy xước.
- An toàn cho sức khỏe: Sơn thân thiện với môi trường, không gây mùi khó chịu, an toàn khi sử dụng trong gia đình.
- Chi phí cao: Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng sơn PU thuộc phân khúc cao cấp, do đó người dùng cần cân nhắc kỹ về tài chính khi lựa chọn.
Sơn NC
Sơn NC là loại sơn công nghiệp tổng hợp, thành phần chính từ Nitrocellulose, được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm gỗ nội thất. Mặc dù lớp sơn mỏng và nhẹ, nhưng độ bám dính của sơn NC không quá cao, vì vậy nó thường phù hợp cho các đồ nội thất đơn giản, ít tiếp xúc với các điều kiện khắc nghiệt hoặc ẩm ướt.
Ưu điểm của sơn NC:
- Màu sắc đa dạng: Sơn NC có bảng màu phong phú, mang lại nhiều sự lựa chọn về màu sắc cho người sử dụng.
- Khả năng uốn dẻo tốt: Sơn NC có khả năng bám dính tốt và linh hoạt, thích hợp với các bề mặt gỗ có hình dáng và kích thước khác nhau.
- Hàm lượng rắn cao: Không cần pha trộn phức tạp, có thể áp dụng trực tiếp lên bề mặt gỗ, giúp rút ngắn thời gian thi công.
- An toàn cho sức khỏe: Sơn NC không chứa các chất độc hại, an toàn khi sử dụng trong không gian sống, phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Nhược điểm:
Độ bền thấp: Lớp sơn dễ bị hư hỏng do va chạm và mất màu nhanh khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Sơn Vecni
Vecni là loại sơn gỗ công nghiệp truyền thống, đã được sử dụng từ lâu cho các vật liệu gỗ. Đây là một trong những dòng sơn xuất hiện sớm nhất trên thị trường, trước cả các loại sơn nổi tiếng hiện nay như PC, NC. Mặc dù chất lượng của nhiều loại sơn đã được cải tiến, Vecni vẫn có những đặc điểm nổi bật khiến người tiêu dùng tin dùng.
Ưu điểm của sơn Vecni:
- Giá cả phải chăng: Vecni có giá thành rẻ hơn so với nhiều loại sơn công nghiệp khác, phù hợp với ngân sách của các hộ gia đình.
- Độ bóng cao và dễ vệ sinh: Sơn có màu nâu đặc trưng của gỗ, độ bóng cao giúp bề mặt hạn chế bám bụi, dễ dàng lau chùi và vệ sinh.
Nhược điểm:
- Độ bền không cao: Vecni nhanh chóng bị phai màu, ngay cả khi không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Thi công phức tạp: Quy trình thi công Vecni khá cầu kỳ, đòi hỏi tay nghề và kỹ thuật chuyên môn cao.
Tóm lại, mỗi loại sơn gỗ công nghiệp đều có những ưu nhược điểm riêng, việc chọn lựa loại sơn phù hợp nên dựa trên nhu cầu và điều kiện của người sử dụng.
Vấn đề “Sơn lại tủ gỗ công nghiệp” được giới thiệu trên đây hi vọng bạn sẽ có những thông tin cần thiết cho mình. Mọi ý kiến xin gửi về Nội thất Ba Miền, chuyên thi công và lắp đặt những dòng tủ bếp các loại, chi phí phù hợp không còn lo tủ bếp gỗ công nghiệp, gỗ tự nhiên, tủ bếp gỗ xoan đào giá bao nhiêu,… nữa. Chắc chắn sẽ giúp bạn có được những sản phẩm tốt cho nhà bếp của bạn.